Đau thắt lưng là bệnh cấp tính xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể là tình trạng mãn tính lâu năm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp và cột sống. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy cùng QVN tìm hiểu!
1. Triệu chứng đau thắt lưng thường diễn ra thế nào?
Đau thắt lưng hay hội chứng đau cột sống thắt lưng mô tả những cơn đau ở vị trí ⅓ dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu, ở chính giữa cột sống thắt lưng hay ở 2 bên cột sống thắt lưng với biểu hiện như sau:
Mọi cử động hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đều dẫn đến cơn đau.
Mức độ đau tăng dần khi vận động nhiều hoặc khi thay đổi thời tiết.
Cơn đau có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần.
Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có triệu chứng nhức buốt vùng thắt lưng.
Viêm hoặc sưng ở lưng, sốt.
Đau tê lan xuống hông, xuống chân.
Tiểu tiện không tự chủ.
2. Những ai thường bị đau thắt lưng?
Tình trạng đau thắt lưng diễn ra ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể gặp phải triệu chứng này, nhưng chủ yếu liên quan các yếu tố nguy cơ sau:
Người trong độ tuổi 30-50: Thường xuyên bị đau cột sống thắt lưng. Tuổi càng lớn thì mức độ đau càng tăng do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu suy giảm tính linh hoạt và mất khả năng chịu áp lực từ các đốt sống. Đồng thời tình trạng loãng xương làm cho xương khớp dễ bị bào mòn, độ đàn hồi và sức mạnh cơ bắp bị suy giảm.
Những người làm công việc nặng nhọc: Thường xuyên nâng, đẩy hoặc kéo sai tư thế, quá sức; dẫn đến co thắt cơ, chấn thương cột sống (đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng làm tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống), dẫn đến cơn đau ở vùng thắt lưng.
Nhân viên văn phòng: Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài gây áp lực đè lên các đốt sống, dễ dẫn đến đau lưng mãn tính.
Người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm hay căng thẳng quá mức trong công việc hoặc cuộc sống, có thể khiến căng cơ ở vùng thắt lưng.
Những người có thành viên trong gia đình bị đau lưng mãn tính: (đặc biệt mắc bệnh viêm cột sống dính khớp – hiện tượng viêm ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng hoặc giữa cột sống và xương chậu) cũng sẽ có nguy cơ gặp triệu chứng đau thắt lưng cao hơn những người bình thường.
Những người không thường xuyên tập thể dục: Khiến cơ lưng, cơ bụng trở nên yếu hơn và không nâng đỡ cột sống được tốt cũng có nguy cơ bị đau thắt lưng.
Người béo phì, tăng cân không kiểm soát: Khiến lượng mỡ thừa ở vùng bụng tăng nhanh, dễ dẫn đến mất đường cong sinh lý ở cột sống thắt lưng, kéo khung xương chậu về phía trước. Điều này khiến các cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và xuất hiện triệu chứng đau ở vùng thắt lưng.
Phụ nữ mang thai: Thường bị đau thắt lưng ở gần mông do khung xương chậu có sự thay đổi để thích nghi với trọng lượng và kích thước của thai nhi.
Trẻ nhỏ có thói quen đeo balo nặng: Tác động một lực mạnh lên các đốt sống và đĩa đệm, đồng thời gây mỏi cơ, dẫn đến đau thắt lưng từ khi còn bé đến lớn.
3. Nguyên nhân gây bệnh đau mỏi thắt lưng
Với hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC tiếp nhận rất nhiều thắc mắc của hàng ngàn bệnh nhân liên quan đau thắt lưng là bệnh gì, có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Aubrey C. Gail chia sẻ, đau thắt lưng là dấu hiệu thường gặp của các bệnh về xương khớp như:
3.1. Nhóm bệnh lý cột sống
Thoái hóa cột sống lưng
Càng lớn tuổi thì hệ xương khớp của con người sẽ bị thoái hóa dần, đặc biệt là ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng âm ỉ, liên tục. Hơn nữa, mỗi khi cúi người, xoay mình hay bê vác đồ đạc thì cơn đau sẽ tăng lên.
Thoát vị đĩa đệm
Cấu trúc cột sống bao gồm các đốt sống và đĩa đệm xen kẽ nhau. Nhiệm vụ của đĩa đệm là giảm sốc và duy trì sự linh hoạt của cột sống. Khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra, chèn ép lên rễ dây thần kinh và gây nên cảm giác đau. Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm có thể tăng nhiều hơn nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi mạnh.
Gai cột sống
Gai xương trên các đốt sống có thể cọ sát vào nhau hoặc các phần mô mềm xung quanh gây nên cảm giác đau đớn.
Hẹp ống sống thắt lưng
Dây chằng vàng ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa sẽ dày lên, làm hẹp ống sống và chèn ép các rễ thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép không chỉ gây nên cơn đau thắt lưng mà còn có thể đau lan xuống chân.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống dọc xuống mông và mặt sau của chân, khi phần dây thần kinh tọa này bị chèn ép sẽ gây nên cơn đau thắt lưng cùng với triệu chứng tê bì hoặc nóng rát dọc từ mông xuống bàn chân.
3.2. Nhóm bệnh lý khác
Bong gân
Bong gân là sự tổn thương ở các dây chằng do tác động mạnh nhưng không gây trật khớp hay gãy xương. Khi bị bong gân, dây chằng có thể bị căng hoặc rách dẫn tới các cơn đau thắt ở lưng.
Sỏi thận
Trong một số trường hợp, triệu chứng đau lưng nhiều khả năng là do bệnh sỏi thận gây nên. Nếu viên sỏi lớn và mắc kẹt ở thận phải, bạn sẽ bị đau thắt lưng bên phải. Tương tự, sỏi thận trái có thể gây nhói và đau thắt lưng bên trái.
Viêm tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng sưng tuyến tiền liệt, gây ra các cơn đau thắt lưng ở nam giới.
3.3. Yếu tố nguy cơ
Chấn thương
Những chấn thương như tai nạn thể thao, tai nạn xe hơi hoặc ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng, cơ, các đốt sống… dẫn đến đau thắt lưng.
Sai tư thế
Đứng khom lưng, ngồi xổm, nằm cong,… đều có thể gây nên đau thắt lưng âm ỉ và kéo dài.
4. Bệnh đau thắt lưng có nguy hiểm không?
Trên thực tế có nhiều bệnh nhân bị đau lưng dưới chủ quan cho rằng triệu chứng sẽ tự khỏi, nên thường không điều trị ngay. Đối với bệnh đau thắt lưng cấp tính mà không điều trị dứt điểm thì có thể chuyển sang mãn tính. Cơn đau liên tục, kéo dài với mức độ ngày càng tăng có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Bệnh ở thể nhẹ thì có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt thông thường như đứng lên, ngồi xuống,… Thế nhưng, nếu nặng hơn do thoát vị đĩa đệm gây ra thì có thể bị đau dây thần kinh tọa, lâu dài gây teo cơ đùi, cẳng chân, làm hạn chế khả năng vận động hoặc bị liệt.
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, các triệu chứng hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau xảy ra. Đối với một số trường hợp đặc biệt (đau thắt lưng do chấn thương, đau trong thời gian dài…), bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
Chụp X-quang: Cho thấy được sự liên kết của xương và giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương.
Chụp MRI hoặc CT: Qua kết quả MRI hoặc CT, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề ở mô, cơ, dây thần kinh, mạch máu, dây chằng, xương…
Điện cơ: Xét nghiệm giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, từ đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống…
6. Các cách điều trị đau thắt lưng
Dưới đây là những cách chữa trị đau vùng thắt lưng dưới mà bạn có thể tham khảo:
6.1. Chăm sóc tại nhà
Khi bị đau thắt lưng, bạn cần làm gì? Trước hết hãy chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Dừng các hoạt động thể chất lại trong một vài ngày và dùng đá để chườm vào vùng thắt lưng (nên dùng đá trong 48-72 giờ đầu tiên, sau đó chuyển qua dùng nhiệt).
Nằm nghiêng với đầu gối co lên, kẹp gối giữa hai chân. Tuy nhiên nếu có thể nằm ngửa thoải mái thì bạn đặt gối hoặc khăn cuộn dưới đùi để giảm áp lực lên lưng.
Chườm nóng hoặc tắm nước ấm và massage thường xuyên để thư giãn các cơ ở lưng bị căng cứng.
Tập luyện các bài tập thể dục chữa đau lưng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên cũng là giải pháp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
6.2. Dùng thuốc
Bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng thích hợp dựa trên triệu chứng, chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm để giảm đau hoặc tiêm corticosteroid.
Nhìn chung, cách này chỉ có thể làm giảm đau tạm thời và bệnh vẫn có thể tái phát. Đặc biệt, sử dụng thuốc giảm đau nếu không có sự giám sát của bác sĩ mà tự ý dùng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng.
6.3. Phẫu thuật
Trong nhiều trường hợp chấn thương gãy xẹp đốt sống (L1 đến L5) hoặc thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng và các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng.
Tuy nhiên chỉ định này cần được cân nhắc kỹ. Bởi phẫu thuật cột sống rất phức tạp, hoàn toàn có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc xơ hóa, yếu cơ, xuất huyết trong, bại liệt, thậm chí tử vong.
6.4. Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) ra đời tại Mỹ năm 1895, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị tích cực trong ngành cơ xương khớp. Cụ thể bằng các thao tác nắn chỉnh cột sống nhẹ nhàng, phương pháp này giúp điều chỉnh lại cấu trúc của cột sống thắt lưng, giải phóng sự chèn ép của các đốt sống bị sai vị trí hoặc đĩa đệm bị biến dạng lên dây thần kinh hay tủy sống, khuyến khích cơ chế tự phục hồi của cơ thể. Sau một thời gian, chức năng của hệ cơ xương khớp hoạt động tốt hơn và các cơn đau cũng tự động biến mất.
Y học hiện đại đánh giá Chiropractic thực sự là giải pháp điều trị từ gốc căn bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, giải quyết dứt điểm cơn đau thắt lưng, tránh tình trạng tái phát như các phương pháp thông thường.
6.5. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu hướng đến các động tác kéo giãn cơ nhằm giảm áp lực cho cột sống thắt lưng, góp phần giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, nếu người bệnh được áp dụng điều trị với các thiết bị hiện đại có chức năng tăng cường tuần hoàn máu và tái tạo các mô, thì khả năng hồi phục của cơ thể được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
7. Cách phòng ngừa cơn đau thắt lưng hiệu quả
Để ngăn ngừa đau thắt lưng bạn có thể tham khảo một vài điều dưới đây:
Khi nâng đồ vật, cần dang rộng 2 chân; ngồi xổm xuống ở tư thế gập khớp gối và khớp háng, cột sống không cúi gập; sau đó dùng tay bê đồ vật vào sát bụng đồng thời căng cơ bụng; từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
Phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng hoặc stress liên tục.
Những người làm công việc văn phòng cần chọn ghế ngồi có chiều cao phù hợp (đảm bảo hai bàn chân thoải mái chạm sát vào sàn), cứ sau 1 – 2 giờ nên đứng lên vận động, thực hiện vài động tác nhẹ nhàng để cột sống thắt lưng được thư giãn.
Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao.
Kiểm soát cân nặng của mình để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng.
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt quan tâm đến canxi, magiê và kali trong các bữa ăn hàng ngày. Uống đủ nước giúp bạn tránh được các cơn đau thắt và hồi phục nhanh hơn.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu đau thắt lưng là bệnh gì cũng như tìm ra được cách phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất. Lưu ý, khi cơn đau thắt lưng kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường.
After reading your article, I have some doubts about gate.io. I don’t know if you’re free? I would like to consult with you. thank you.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://accounts.binance.com/pl/register-person?ref=YY80CKRN
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://accounts.binance.com/pt-BR/register-person?ref=PORL8W0Z
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/bg/register?ref=WTOZ531Y
The point of view of your article has taught me a lot, and I already know how to improve the paper on gate.oi, thank you. https://www.gate.io/ru/signup/XwNAU
I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me? https://www.gate.io/zh-tw/signup/XwNAU
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://www.binance.com/ur/register?ref=PORL8W0Z
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/ru/register?ref=RQUR4BEO
Thank you very much for sharing, I learned a lot from your article. Very cool. Thanks. nimabi
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article. https://www.binance.com/zh-CN/register?ref=T7KCZASX
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/tr/register-person?ref=V3MG69RO
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me. https://accounts.binance.com/lv/register-person?ref=RQUR4BEO
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/it/join?ref=P9L9FQKY
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://accounts.binance.com/id/register?ref=GJY4VW8W
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/uk-UA/register?ref=W0BCQMF1
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.com/en/register?ref=JHQQKNKN
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.