Tập vận động cứng khớp gối

Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể con người và là bộ phận thường phải chịu nhiều tổn thương nhất, nhất là hệ thống dây chằng khớp gối. Khớp gối có vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể trên từng bước chân trong suốt một đời người. Với kết cấu phức tạp và cấu tạo từ nhiều phần khác nhau, khớp gối rất dễ gặp chấn thương, đặc biệt là khi vận động mạnh.

Hãy cùng QVN tìm hiểu thông tin và phương pháp trị liệu tập vận động cứng khớp gối

Vai trò của khớp gối là gì?

Khớp gối giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể và di chuyển. Vì thế khớp gối là khớp vận động nhiều nhất trong các khớp và cũng rất dễ bị tổn thương. Phục hồi chức năng khớp gối bằng vật lý trị liệu sau phẫu thuật, chấn thương khớp gối hay thoái hóa khớp… sẽ giúp hệ gân xương trở nên dẻo dai, tăng độ chắc khỏe, giảm các cơn đau và dần phục hồi vận động khớp.

Các nguyên nhân đau cứng khớp gối

Các nguyên nhân gây đau cứng khớp gối thường gặp

Do chấn thương: do té ngã, chơi thể thao, chạy nhảy nhiều, vận động mạnh xoắn vặn khớp gối…gây nứt, vỡ sụn chêm, dãn đứt dây chằng, vỡ mặt xương…

Do thoái hóa: Đau cứng khớp gối xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế (nằm lâu, ngồi, đứng…) là dấu hiệu thường gặp ở người có tuổi, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn, khớp bị thoái hóa, bệnh nhân thường phải cử động vài lần thì dấu hiệu cứng khớp mới giảm bớt, dấu hiệu đau cứng khớp gối buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm đến hơn 90%.

Do viêm khớp: Nếu bị cứng khớp gối do mắc bệnh viêm khớp, người bệnh thường có mệt mỏi, gầy sút, ăn, ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhạt. Viêm khớp có thể gây tổn thương sụn khớp, mặt xương và làm cứng khớp buổi sáng, thường đau cứng khớp kéo dài gần 1 giờ

Do bất động khớp: sau bó bột hay mang nẹp sau phẫu thuật, khớp gối cứng do co rút dây chằng, bao khớp trong thời gian dài

Các phương pháp trị liệu

1/ Tập cử động khớp:

Bất động khớp lâu ngày có thể khiến khớp bị cứng, co cơ, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn khớp mỏng. Tập cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra vào để nuôi dưỡng khớp và trở nên linh hoạt hơn. Thực hiện động tác co duỗi với tốc độ 45 giây/lần, mỗi lần tập từ 10-15 phút, ngày tập 4-6 lần.

2/ Tập sức căng của cơ:

Khi cử động khớp bị đau nhiều thì tập tăng sức căng của cơ, nếu khớp đã đỡ đau thì tập co cơ.

3/ Dùng nhiệt:

Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và dinh dưỡng, tăng sức mạnh của cơ bắp.

4/ Sóng ngắn:

Tác dụng của việc dùng sóng ngắn là tạo nhiệt nóng sâu bên trong giúp tăng cường chuyển hóa, giảm các cơn đau khớp, chống viêm và chống phù nề.

5/ Chiếu đèn hồng ngoại:

Phương pháp hồng ngoại sẽ giúp giảm đau và ngăn ngừa co cứng cơ hiệu quả, đồng thời làm giãn mạch, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ.

6/ Điện phân, điện xung:

Sử dụng dòng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, từ đó giảm đau và tăng cường chuyển hóa.

Dòng Gavanic và Faradic giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh để đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương và phát huy hiệu quả cao.

7/ Vận động trị liệu:

Tùy theo tình trạng tình trạng bệnh và mức độ tổn thương của khớp gối mà chuyên viên kỹ thuật hay bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp. Trong thời gian hạn chế vận động, người bệnh được thực hiện các bài tập thụ động với sự trợ giúp của bác sĩ/chuyên viên kỹ thuật. Nếu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ thì áp dụng các bài tập vận động chủ động như đạp xe đạp, đi lên đi xuống cầu thang, bước lên thềm nhà, ngồi xổm đứng dậy…

Để biết thêm thông tin về tập vận động cứng khớp gối xin vui lòng liên hệ: 0366001090 – Tư vấn hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 24/7

[contact-form-7 id="340" title="Hỗ trợ giải đáp"]

18.652 thoughts on “Tập vận động cứng khớp gối